Những Lời Khuyên Về Nha Khoa Quan Trọng Dành Cho Trẻ Em Từ Sơ Sinh Tới 3 Tuổi

SƠ SINH ĐẾN 6 THÁNG TUỔI

Khi một em bé mới ra đời, người mẹ thường cảm thấy quá sức với những trách nhiệm mới của mình. Có ba việc quan trọng cần nhớ trong giai đoạn này.

1. Về Chất Fluoride

Khi em bé được khoảng 6 tháng tuổi, các mẹ nên hỏi bác sĩ của con mình về các chất bổ dưỡng fluoride cho em bé. Tùy thuộc vào lượng fluoride trong nước uống và người mẹ cho con bú sữa mẹ hay bú sữa bình, bác sĩ có thể kê toa nước rỏ fluoride hoặc thuốc kết hợp sinh tố – fluoride cho em bé. Fluoride thực ra ảnh hưởng tới răng sữa và răng khôn khi chúng đang mọc để giúp hàm răng chắc khỏe hơn và ngừa sâu răng hiệu quả hơn. Tất cả các toa thuốc fluoride cần phải được làm theo đúng vì fluoride hấp thụ ở lứa tuổi này có thể ngăn ngừa sâu răng sau này. Nếu nước uống không có chất fluoride – hoặc nếu gia đình sử dụng nước đóng chai để uống và nấu nướng – cần tiếp tục sử dụng các chất bổ dưỡng cho tới khi đứa trẻ được 16 tuổi và đã mọc hết toàn bộ răng khôn.

goi-anh-huong-su-phat-trien-tre-so-sinh

2. Ngăn ngừa “Tình Trạng Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ”

Điều quan trọng thứ hai cần nhớ đối với một em bé sơ sinh là KHÔNG để em đi ngủ trong khi đang ngậm bình. Việc không bao giờ bắt đầu thói quen này thì dễ HƠN NHIỀU so với ngừng thói quen này khi răng sữa bắt đầu mọc. Để trẻ nhỏ ngủ khi đang ngậm bình – hoặc liên tục bú sữa mẹ, nếu bú sữa mẹ – có thể gây sâu răng nghiêm trọng, gọi là “Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ”. Điều quan trọng cần lưu ý là, mặc dù nhiều chuyên gia đồng ý rằng bú sữa mẹ tốt hơn cho con quý vị, sữa mẹ có thể gây chứng Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ cũng giống như sữa bột hoặc sữa pha chế.

Che-do-dinh-duong-tre-so-sinh-3

Chứng Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ được thể hiện bởi qui luật đặc biệt về sâu răng, bắt đầu từ hàm răng cửa phía trên, sau đó là các răng hàm chính, theo thứ tự mọc răng. Bệnh này có thể gây sâu răng, đau răng, mất răng, nhiễm trùng, và mất ngủ.

3. Chùi Nướu Răng Cho Trẻ Em

Lời khuyên thứ ba cho nhóm tuổi này là hướng dẫn những người chăm sóc lau nướu răng của em bé hàng ngày. Sau khi cho ăn, người chăm sóc nên sử dụng một chiếc khăn lau sạch và ẩm, dùng đầu ngón tay hoặc gạc vuông để lau nhẹ nhàng phần nướu răng và lưỡi của em bé. Nếu em bé mọc răng trước khi được sáu tháng tuổi, đừng quên chùi răng cho em. Sức Khỏe Răng Miệng của Người Mẹ Cũng Vẫn Quan Trọng. Một điều cũng quan trọng là người mẹ cần tiếp tục chăm sóc hàm răng của mình vì sức khỏe của bản thân và sức khỏe của con mình. Nghiên cứu mới cho thấy rằng càng có nhiều lỗ sâu răng không hàn, người mẹ càng có nhiều vi trùng gây sâu răng. Các vi trùng gây sâu răng này có thể truyền sang người con qua tiếp xúc hàng ngày như ăn chung thức ăn và để em bé chọc ngón tay vào miệng của người mẹ. Đây là một lý do khác mà quý vị nên đi hàn răng sâu. Cần nhớ: 1. Lau nướu răng của em bé hàng ngày 2. Tránh để em bé đi ngủ trong khi đang ngậm bình 3. hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ của quý vị về các loại chất bổ dưỡng fluoride.

4d6b82huongdanmecachvesinhrang

TỪ 6 ĐẾN 18 THÁNG TUỔI

Khi được sáu tháng tuổi, răng em bé bắt đầu nhú ra. Chiếc răng sữa cuối cùng mọc khi em bé được khoảng 24 tháng tuổi.

1. Tầm Quan Trọng của Răng Sữa

Nhiều người không biết được tầm quan trọng của răng sữa. Hàm răng khỏe mạnh cần có răng sữa khỏe mạnh để cắn và nhai, do đó ảnh hưởng tới dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Những trẻ em có răng cửa nhổ sớm do mắc chứng Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ, có thể khó ăn trái cây tươi, thịt, và rau. Đây là các loại thực phẩm quan trọng! Răng sữa cũng giữ chỗ cho răng khôn. Nếu răng sữa bị mất sớm do sâu răng, răng khôn có thể mọc khấp khểnh. Cũng cần phải có răng sữa để nói năng rõ ràng. Những trẻ em nói năng không rõ ràng có thể không đạt kết quả học tập tốt ở trường.

ptg00961043-0109e

2. Ngăn Ngừa Chứng Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ

Ở lứa tuổi từ 6 tới 12 tháng, các em nhỏ sẽ bắt đầu uống nước từ ly hút. Đa số trẻ em bắt đầu với các đồ vật ở độ tuổi này và đây là thời điểm tuyệt vời để dạy em uống bằng ly. Khi được 12 tới 14 tháng tuổi, các em bé cần được cai sữa bình.

3. Chăm Sóc Hàm Răng của Em Bé

Khi em bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, cần chùi răng hàng ngày cho bé. Những người chăm sóc nên dùng một chiếc bàn chải mềm cỡ dành cho trẻ nhỏ hoặc khăn lau sạch và ẩm để lau nhẹ nhàng hàm răng và nướu răng của em bé. Nhưng bao giờ cũng vậy, sau khi em bé tròn một tuổi là tới lúc đưa em đi khám nha khoa tổng quát lần đầu! Quý vị cũng nên vạch môi của em bé để kiểm tra xem có sâu răng hay không. Sâu răng ở lứa tuổi này trông sẽ giống như những đốm nhỏ màu trắng hoặc nâu. Nếu em bé có các đốm đáng ngờ trên răng, quý vị nên lấy hẹn khám răng ngay cho em. Nếu những đốm sâu răng này được phát hiện ngay từ đầu, việc điều trị sẽ chỉ ở mức độ không đáng kể.

AA013157

Ghi Nhớ

– Cho em bé uống nước trái cây/sữa trong ly hút (vào 6 tháng tuổi). 

– Tránh để em bé vừa đi vừa ngậm bình. 

– Cai sữa bình cho em bé khi em được 12 tới 14 tháng tuổi. 

– Chùi răng em bé hàng ngày. 

– Đi khám răng tổng quát với nha sĩ khi được 12 tháng tuổi. 

TỪ 18 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI

Đến thời điểm này trẻ chập chững biết đi đã phải cai bú sữa bình. Nếu quý vị vẫn chưa cai bú sữa bình cho em bé, xin lưu ý rằng em có thể mắc chứng sâu răng nghiêm trọng nếu tiếp tục bú bình. Những gia đình này cần được hướng dẫn tiếp tục kiểm tra các dấu hiệu sâu răng ban đầu bằng cách vạch môi của em bé để kiểm tra răng. Chứng sâu răng ở giai đoạn đầu thường là các đốm trắng hoặc nâu nhạt. Nếu người chăm sóc nhìn thấy các đốm trắng hoặc nâu trên răng, cần đưa em bé đi khám nha sĩ ngay.

5

1. Về Việc Ăn Nhẹ

Trẻ em ở lứa tuổi này cần ăn nhẹ thường xuyên. Nên hạn chế những đồ ăn nhẹ dính và ngọt như khoai tây thái lát (chips) và bánh qui lạt. Thường xuyên cho ăn nhẹ bằng thức ăn ngọt hoặc có nhiều tinh bộtcó thể gây sâu răng. Mỗi khi em bé uống nước soda hoặc ăn thức ăn ngọt hoặc có nhiều tinh bột, có 20 phút “a-xit tấn công” trên răng. Thường xuyên ăn nhẹ gây sâu răng vì khi ăn nhẹ chúng ta thường ăn chậm nên thời gian “a-xít tấn công” răng lâu hơn.

cho be an

2. Đánh răng

Những người chăm sóc cần tiếp tục đánh răng hàng ngày cho em bé vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng một chút kem đánh răng có chất fluoride “cỡ bằng hạt đậu” trên bàn chải ngay khi em bé có thể nhổ ra. Vào lứa tuổi này, trẻ em cũng có thể tập tự đánh răng, nhưng người chăm sóc chắc chắn vẫn cần phải giúp em bé. Đa số trẻ em chưa có kỹ năng kết hợp để tự đánh răng hiệu quả cho tới khi các em được sáu tới tám tuổi.

tre nho - danh rang - nha khoa

Ghi Nhớ

– Hạn chế số lần trẻ em ăn nhẹ mỗi ngày

– Chải răng em bé sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ

– Các Thắc Mắc và Giải Đáp Thường Gặp

NHA KHOA SÀI GÒN – BS. LÂM

251 – Nguyễn Văn Cừ – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ

ĐT: 02923 899 104 

Website: www.nhakhoasaigonbacsilam.com

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.