Chăm Sóc Nha Khoa Trẻ Em Ở Cần Thơ

Chăm Sóc Nha Khoa Trẻ Em Ở Cần Thơ

Hiện nay nhiều bậc phụ huynh còn quan niệm rằng, răng sữa là những răng không quan trọng, ít chức năng và sau vài năm sẽ được thay thế bằng hàm răng mới nên không mấy quan tâm đến việc giữ gìn và chăm sóc răng miệng cho con cái.

Nhưng trên thực tế, răng sữa ngoài vai trò quan trọng trong việc tập nhai thức ăn trong những năm đầu đời còn có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Hệ răng sữa ở trẻ em: là bộ răng tạm thời, bất đầu mọc lúc khoảng 6 tháng tuổi và mọc đầy đủ lúc khoảng 24 – 36 tháng tuổi. Ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái, bao gồm: 8 răng cửa sữa, 4 răng nanh sữa, 8 răng cối sữa. Tuy chúng chỉ có 20 cái và là bộ răng tạm thời, chỉ tồn tại trong miệng trong khoảng thời gian ngắn nhưng có chức năng quan trọng sau:

+ Tiêu hóa: bộ răng sữa giữ một chức năng rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, xé, nhai, nghiền nát,v.v…

+ Giữ khoảng: chức năng thứ hai được biết đến của răng sữa là giữ khoảng (giữ chỗ) trên cung hàm cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Đồng thời các răng sữa này cũng sẽ hướng dẫn cho các răng vĩnh viễn mọc lên trong thời kì thay răng.

+ Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm: nhờ có các răng sữa, bé có thể cắn xé và nhai nghiền thức ăn – chính những động tác này góp phần vào việc làm cho xương hàm và xương mặt phát triển.

1

 Chăm sóc Nha khoa trẻ em ở Cần Thơ

Ở trẻ răng sữa sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu tâm đến việc chăm sóc tốt răng sữa của trẻ (nha khoa trẻ em) để tạo nền tảng cho một hàm răng vĩnh viễn được đẹp, chắc, khỏe.

Ngăn chặn những thói quen xấu

Những thói quen tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và hàm, thậm chí còn làm rối loạn một số hoạt động chức năng ở vùng hàm mặt. Đặc biệt, răng sữa cũng có chức năng giống như răng vĩnh viễn. Vì thế, các bậc phụ huynh phải lưu ý, có biện pháp chấm dứt sớm những thói quen xấu này.

Một số thói quen ở trẻ như: mút ngón tay hay núm vú, thở bằng miệng, cắn môi dưới có thể gây ra tình trạng hô (răng và hàm trên đưa ra trước); chống cằm và cắn môi trên dẫn đến móm (răng và hàm quặp vào trong). Bên cạnh đó, trẻ nằm nghiêng một bên lâu ngày sẽ làm lệch một bên hàm; thói quen cắn bút, cắn ngón tay… làm mẻ, mịn răng và chết tủy răng. Ngoài ra, trẻ nhai thức ăn hoài một bên sẽ làm lệch mặt ở bên còn lại.

Untitled-7

Làm thế nào để hàm răng trẻ không bị ngả màu?

Phải giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách. Răng chỉ khỏe và đẹp nếu biết làm sạch đúng cách.

+ Chải răng đúng cách và đúng thời điểm, tốt nhất trẻ nên chải răng ngay sau khi ăn, ngay cả khi chỉ ăn bánh kẹo, hoặc ăn vặt.

+ Không nên để cho trẻ có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả ngậm trong miệng những lúc trẻ đi ngủ nhất là ban đêm. Tránh tình trạng vừa ăn uống vừa ngủ, có thể làm vi khuẩn đọng lại trong miệng, gây ngả màu răng.

+ Quá nhiều fluor cũng là nguyên nhân khiến răng ngả màu. Dùng fluor trong nước súc miệng hay uống viên fluor phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Hầu hết trong kem đánh răng đều có fluor và chỉ sử dụng kem này cho trẻ đã lớn hơn 3 tuổi.

rang-tre-em-nha-khoa

Chăm sóc nha khoa trẻ em dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor, chỉ dùng một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu khi đánh răng cho bé, tránh để trẻ nuốt kem đánh răng. Trẻ nhỏ rất dễ nuốt kem đánh răng trong lúc chải răng mỗi ngày sẽ gây ngộ độc.

Không được để trẻ đánh răng mà không có sự giám sát của người lớn. Việc nuốt thường xuyên kem chứa fluor sẽ gây ngộ độc có thể khiến trẻ mắc chứng nhiễm fluor, men răng trở nên đục và có thể bị nhuộm màu. Trường hợp nặng có thể gây khiếm khuyết cấu trúc răng.

+ Không được tự ý mua kháng sinh tetracycline cho bé uống, không cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng bất kỳ loại tetracycline nào, vì những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ gây tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc.

+ Để trẻ có một hàm răng trắng, đẹp và khỏe, khi trẻ được 1 tuổi nên thường xuyên đưa đi khám nha khoa trẻ em định kỳ mỗi 6 tháng một lần, để kịp thời phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm. Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay răng đổi màu mới đến nha sĩ.

+ Nếu dùng thuốc sắt cho trẻ em bị thiếu máu do thiếu chất sắt, khi cho trẻ uống thuốc sắt dạng sirô, không cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng sau đó cần uống nhiều nước, súc miệng kỹ. Nên uống thuốc bằng ống hút để tránh răng bị đen do thuốc có chứa sắt.

NHA KHOA TRẺ EM Ở CẦN THƠ – NHA KHOA SÀI GÒN BS. LÂM

251 – Nguyễn Văn Cừ – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ

ĐT: 02923 899 104 

Website: www.nhakhoasaigonbacsilam.com

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.