Răng sứ bảo vệ tủy mà vẫn đẹp

Người ta đã sử dụng loại vật liệu sứ mà không cần sườn kim loại bên trong, vừa bền cứng vừa tương hợp sinh học cao, giúp mô quanh răng không bị viêm, tính thẩm mỹ được duy trì và ngày càng như răng thật.

Hàm răng đẹp là niềm mơ ước của bao người. Có hàm răng đẹp, bạn sẽ tự tin hơn khi giao tiếp, làm cho miệng trở nên đẹp hơn, khuôn mặt hài hòa và duyên dáng hơn. Nhiều người đã có được cảm tình từ người đối diện cũng như các đối tác bằng lời ăn, tiếng nói của mình với một hàm răng đẹp.

Nhu cầu chính đáng

Trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều người không được sở hữu một hàm răng đẹp. Vì vậy, muốn cải tạo hàm răng chưa được đẹp là một nhu cầu thiết thực và chính đáng. Tuy nhiên, răng thật dù không được hoàn hảo về thẩm mỹ nhưng về khía cạnh sinh học thì vẫn tốt. Vì vậy, cả bác sĩ và người muốn làm răng sứ đều phải trả lời được câu hỏi: Có nên làm răng sứ  thay răng thật của mình hay không? Nếu có thì làm như thế nào?

toan-su-cerec-cad-cam-la-gi-1

Các nhà nghiên cứu nha khoa đã đạt được những thành tựu và đưa ra những công nghệ kỹ thuật mới nhằm mang đến cho ngành nha những sản phẩm có hiệu quả sử dụng. Vật liệu sứ ngày nay đã đạt được mức hoàn hảo cả về chức năng sử dụng và thẩm mỹ, người ta đã sử dụng loại vật liệu sứ mà không cần sườn kim loại bên trong (sứ không kim loại) vừa có độ bền cứng lại vừa có tính tương hợp sinh học cao, tính chất này giúp cho mô quanh răng không bị viêm, tính thẩm mỹ được duy trì và ngày càng tiến sát tới ranh giới như răng thật.

Tuy nhiên, để áp dụng thành công những thành tựu đó, bác sĩ nha khoa phải có chuyên môn cao, có tình yêu và lương tâm nghề nghiệp. Vì vậy, để chỉ định làm răng sứ, trước tiên, bác sĩ phải khám kỹ khớp nhai, mô nướu và xương, chụp phim kiểm tra tủy răng, nhất là độ lớn của tủy răng so với mô răng để quyết định xem sẽ làm răng sứ loại nào (mão sứ toàn diện hay veneer sứ) để bảo vệ tủy mà vẫn đạt được thẩm mỹ. Bởi vì phải thật cân nhắc giữa thẩm mỹ và tuổi thọ của răng mà bác sĩ sẽ cho chỉ định.

Hai giải pháp

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm răng sứ loại mão sứ toàn diện hay veneer sứ. Những trường hợp nên làm mão sứ, gồm:

– Răng nhiễm màu sậm quá mà buồng tủy không lớn quá so với mô răng còn lại.

– Răng mất men quá nhiều.

– Răng sâu lớn có miếng trám to hay phải lấy tủy do bệnh lý thì nên làm mão sứ để bảo vệ và nâng đỡ mô răng không bị bể do lực nhai.

– Răng xoay lệch nhiều.

Mão sứ giải quyết tốt các trường hợp trên, đặc biệt răng quá sậm màu, dễ thực hiện để sửa chữa những khiếm khuyết lớn nhưng dễ viêm nướu do khó thực hiện chính xác đường hoàn tất dưới viền nướu.

pfm1_000

Những trường hợp nên làm veneer sứ, gồm: răng bị nhiễm màu ít, răng rỗ, răng nứt nhẹ, răng bị thưa. Làm veneer sứ có những chỉ định rất nghiêm ngặt, bác sĩ phải thật cân nhắc mới đạt được hiệu quả về thẩm mỹ và tuổi thọ của răng vì kỹ thuật này rất khó làm.

Làm đúng lời dặn của bác sĩ

Tuổi thọ của răng còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như nướu răng và xương xung quanh, nên khi mài răng phải bảo đảm không làm tổn thương mô nướu và xương ổ răng.

Nếu mô nướu và xương ổ răng bị tổn thương thì sau khi gắn răng sứ, mô nướu sẽ bị viêm.

Do đó, khi quyết định làm răng sứ cho bệnh nhân, bác sĩ phải khám thật tỉ mỉ để cho một kế hoạch tối ưu và kỹ thuật phải chính xác, sao cho giữa mô răng và mô sứ có độ khít sát cao, không bị nhét thức ăn gây sâu răng.

Where-To-Look-When-Choosing-A-Dentist

Nướu răng và mô xương không bị tổn thương để không phát sinh bệnh nha chu mà vẫn bảo đảm chỗ ráp nối giữa mô răng và mô sứ không nhìn thấy được từ bên ngoài.

Để hàm răng sứ có được tuổi thọ cao, người sở hữu hàm răng phải kỹ lưỡng trong sử dụng và cần tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.